Tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở Việt Nam: Trong 100 người có mấy người bị?
Tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở Việt Nam tăng dần vào những năm gần đây. Vậy nguyên nhân do đâu và làm sao để giảm số bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại nước ta? Xem ngay
Theo thống kê năm 2020 của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan), tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở Việt Nam là 2,3% so với tỷ lệ ung thư chung, trong đó có đến 4.132 ca mắc mới và 2.223 ca tử vong (chiếm khoảng 54%).
Gánh nặng của ung thư cổ tử cung khác nhau trong số các khu vực ở Việt Nam, trong đó khu vực phía Nam có tỷ lệ cao hơn. So với các nước khác trên thế giới, Việt Nam có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung cao hơn so với một số nước trong khu vực Châu Á.
Hơn thế nữa, theo thông tin từ báo cáo “Tác động và cơ hội: lý do để đầu tư vào kiểm soát ung thư phụ nữ ở châu Á – Thái Bình Dương”, trong giai đoạn 2020 – 2033, tại châu Á số ca mắc ung thư cổ tử cung được dự đoán sẽ tiếp tục tăng thêm 18,9% và tỷ lệ tử vong tăng 24,9% so với những giai đoạn trước. Nguyên nhân là do mức độ hiệu quả của điều trị ung thư cổ tử cung ở các nước đang phát triển như Việt Nam, kém hơn so với các quốc gia có nền y khoa tiên tiến vượt bậc trên thế giới.
Về yếu tố độ tuổi, ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều trường hợp người bệnh chỉ mới trên dưới 20 tuổi. Theo một số nghiên cứu, ung thư cổ tử cung được xếp hạng là ung thư thường gặp thứ 8 ở phụ nữ Việt Nam và ung thư thường gặp thứ 5 ở phụ nữ từ 15 đến 44 tuổi năm tuổi.
Phân tích nguyên nhân gia tăng và trẻ hóa của ung thư cổ tử cung tại Việt Nam
Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung chủ yếu do nhiễm HPV, một loại virus gây u nhú ở người. Trong đó, hai chủng HPV 16 và HPV 18 thuộc nhóm 15 chủng HPV có nguy cơ cao, có thể khiến người nhiễm mắc tiền ung thư, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn và ung thư bộ phận sinh dục khác.
Ung thư cổ tử cung ngày càng phổ biến hơn tại Việt Nam nhưng bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị thành công nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vắc xin HPV và tỷ lệ khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Việt Nam còn thấp. Theo nghiên cứu vào năm 2021, chỉ 12% phụ nữ, trẻ em trong độ tuổi 15 – 29 đã được tiêm HPV và chỉ 28% phụ nữ từ 30 – 49 tuổi đã tham gia thăm khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, sự gia tăng tần suất tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục không an toàn và bắt đầu quan hệ tình dục từ khi còn rất trẻ đã góp phần làm tăng tỷ lệ nhiễm HPV. Tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi tại Việt Nam phát sinh quan hệ tình dục sớm có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam 2019, tỷ lệ học sinh quan hệ tình dục lần đầu tiên trước 14 tuổi tăng lên 1,48% vào năm 2013 và tăng đến 3,51% vào năm 2019.
Ngoài ra, thiếu chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung và công tác tiêm phòng HPV diện rộng trong cộng đồng là một vấn đề lớn tại Việt Nam. Mặc dù có những cải thiện trong chăm sóc y tế, nhưng vẫn chưa có chương trình sàng lọc quốc gia cũng như tiêm phòng HPV được triển khai trên toàn lãnh thổ, điều này góp phần gia tăng tỷ lệ mắc mới cũng như tỷ lệ tử vong do căn bệnh này.
Tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt nữ giới trong độ tuổi từ 15 – 29 mắc ung thư cổ tử cung đang ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, độ tuổi trẻ hóa ung thư cổ tử cung và độ tuổi dậy thì sớm tỉ lệ thuận với nhau. Trẻ vị thành niên bước vào đời sống tình dục sớm nhưng chưa được cung cấp đầy đủ các kiến thức liên quan, cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở độ tuổi trẻ.
Vấn đề trẻ hóa độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung này có liên quan mật thiết đến các thay đổi trong hành vi xã hội và lối sống của giới trẻ ngày nay. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự khởi đầu quan hệ tình dục sớm và nhiều bạn tình là các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến nhiễm HPV ở những người trẻ tuổi. Khả năng nhiễm HPV cao hơn ở độ tuổi thanh thiếu niên và khi không có sự phòng ngừa kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành ung thư sau đó.
Các thay đổi trong văn hóa và xã hội những năm gần đây cũng có thể làm gia tăng tình trạng này, qua đó đòi hỏi sự chú ý hơn nữa từ các cơ quan chức năng trong công tác giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc tiêm phòng và các biện pháp dự phòng khác.
Đồng thời, sự thiếu hiểu biết về bệnh và rào cản văn hóa khiến nhiều phụ nữ không thăm khám và tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên, dẫn đến việc phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, khả năng điều trị thấp và dễ dàng dẫn đến tử vong.
⇒ Hãy xem thêm: Các câu hỏi thường gặp về ung thư cổ tử cung để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này.
Làm sao để phòng ngừa ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung do HPV gây ra với các yếu tố thúc đẩy nguy cơ như quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục sớm, không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan… Theo đó, nữ giới có thể chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung thông qua các phương pháp sau:
1. Tiêm vắc xin ngừa
HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và các loại vắc xin hiện nay đã được chứng minh có khả năng phòng ngừa các chủng HPV nguy hiểm và phổ biến hàng đầu. Đặc biệt, tiêm vắc xin từ sớm, trước khi bắt đầu có hoạt động tình dục, là cách bảo vệ tối ưu, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
Hiện nay có 2 loại vắc xin ngừa HPV được cấp phép lưu hành tại Việt Nam là vắc xin Gardasil 4 giá và Gardasil 9 giá, không chỉ phòng ngừa được ung thư cổ tử mà còn các bệnh lý ung thư nguy hiểm khác như ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư âm hộ/âm đạo, u nhú sinh dục… do HPV gây ra ở trẻ em và người lớn, ở cả nam và nữ giới trong độ tuổi được khuyến cáo tiêm ngừa.
Tiêm ngừa vắc xin HPV có khả năng phòng ngừa các ung thư cổ tử cung lên đến hơn 90% và các bệnh lý ung thư nguy hiểm khác. Vắc xin Gardasil (Mỹ) có khả năng phòng ngừa 4 tuýp HPV, bao gồm: HPV tuýp 6, 11, 16, 18, được chỉ định chủng ngừa cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi, với phác đồ 3 mũi:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.
Sở hữu khả năng phòng bệnh vượt trội hơn về phạm vi bảo vệ, đối tượng chủng ngừa và hiệu quả bảo vệ, vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) được xem là “vắc xin bình đẳng giới” khi có thể tiêm được cho cả nam và nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 45, giúp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm và mắc các bệnh lý nguy hiểm do 9 tuýp HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 gây ra, với hiệu quả lên đến trên 90%. Vắc xin Gardasil 9 được chỉ định chủng ngừa với lịch tiêm như sau:
Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
- Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.
Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
- Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng
Người từ tròn 15 tuổi đến 45 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
- Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
2. Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản và phòng ngừa ung thư
Thiếu kiến thức về bệnh và các phương pháp phòng ngừa là một trong những yếu tố gia tăng tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở Việt Nam. Không nhận biết được các dấu hiệu của bệnh, một số chị em thường bỏ qua các triệu chứng và không tiến hành thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, hiểu không đầy đủ hoặc sai lệch thông tin về ung thư cổ tử cung có thể dẫn đến tâm lý chủ quan, khiến nhiều người bị nhiễm bệnh dù đã sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ.
Theo đó, bên cạnh việc tiêm vắc xin, nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản và phòng ngừa ung thư cũng là yếu tố không thể thiếu. Các chương trình giáo dục trong cộng đồng cần được triển khai rộng rãi để cung cấp thông tin chính xác về ung thư cổ tử cung cũng như cách thức phòng ngừa hiệu quả. Sự hiểu biết này giúp phụ nữ có thể tự bảo vệ bản thân thông qua các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả như quan hệ tình dục an toàn và sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su.
Ở góc độ cá nhân, mỗi chị em cần cập nhật cho bản thân và những người xung quanh đầy đủ và chính xác thông tin về ung thư cổ tử cung, như độ tuổi nhiễm bệnh, đường lây lan, cách phòng ngừa, và phương pháp điều trị để không bỏ lỡ cơ hội chủ động phòng ngừa.
3. Quan hệ tình dục an toàn
Tinh dục là một trong những con đường lây truyền phổ biến hàng đầu của HPV, đặt biệt là qua các hình thức quan hệ không an toàn, thiếu biện pháp bảo vệ, quan hệ qua đường hậu môn, âm đạo và các hình thức quan hệ tình khác như miệng, tiếp xúc vào bộ phận sinh dục, đặc biệt nguy cơ cao khi tiếp xúc với các khu vực niêm mạc, niêm mạc/da có vết thương hở.
Chính vì thế, quan hệ tình dục an toàn góp phần quan trọng trong việc phòng tránh ung thư cổ tử cung. Khi quan hệ, nên sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su, duy trì quan hệ với một bạn tình, quan hệ hôn nhân chung thủy một vợ, một chồng.
Quan hệ tình dục an toàn giúp bảo vệ bản thân và những người thân yêu khỏi ung thư cổ tử cung hiệu quả. Bên cạnh đó, không nên quan hệ tình dục quá sớm vì khi đó những tổn thương do quan hệ gây ra cho cổ tử cung vào độ tuổi quá nhỏ vẫn đang phát triển. Kết hợp tiêm vắc xin phòng HPV và quan hệ an toàn giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả và an toàn nhất.
4. Lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên góp phần hỗ trợ phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Nên bổ sung trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh, sữa ít béo hoặc không béo và thịt nạc…, để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Phân bổ thời gian tập luyện hợp lý để phát huy hiệu quả tốt nhất, ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, ngủ trước 11 giờ và duy trì thời gian ngủ cố định. Đồng thời, không hút thuốc lá, giữ tinh thần thoải mái và hạn chế căng thẳng.
Một lối sống lành mạnh, bao gồm việc duy trì chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu nguy cơ ung thư cổ tử cung. Những thói quen này giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh, bao gồm HPV.
5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan. Đến khi xuất hiện các dấu hiệu như ra máu âm đạo bất thường sau giao hợp, giữa kỳ kinh hoặc sau mãn kinh, tiết dịch âm đạo bất thường, giao hợp đau, đau vùng chậu, sưng phù chi dưới…, bệnh đã phát triển đến các giai đoạn nghiêm trọng hơn. Lúc này, khả năng đáp ứng điều trị thấp và tiên lượng rất xấu.
Bên cạnh đi tiêm ngừa và thực hiện các biện pháp nêu trên, nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể và tiến hành các bước kiểm tra sâu hơn. Thông qua các xét nghiệm như xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV, các dấu hiệu tiền ung thư có thể được phát hiện sớm, có các biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn chặn tiến triển thành ung thư cổ tử cung, giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công.
Đồng thời, phát hiện bệnh sớm không chỉ giúp giảm chi phí điều trị mà còn hạn chế các biến chứng như cắt bỏ cổ tử cung và buồng trứng, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, đời sống vợ chồng và hạnh phúc gia đình.
Tóm lại, việc kết hợp tất cả các biện pháp phòng ngừa trên không chỉ giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh.
Cơ hội tiếp cận vắc xin chất lượng cao ngừa ung thư cổ tử cung
Trước nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh ngày càng tăng cao của người dân cả nước, cùng mong muốn mang đến cơ hội tiếp cận đầy đủ vắc xin chất lượng cao ngừa ung thư cổ tử cung, giúp trẻ em và người lớn trong độ tuổi tiêm ngừa được tiêm sớm, tiêm đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC tự hào là đơn vị cung ứng đầy đủ cả hai loại vắc xin phòng HPV là Gardasil và Gardasil 9 (Mỹ) cùng danh mục hơn 50 loại vắc xin quan trọng phòng ngừa hơn 40 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho hàng chục triệu người dân Việt Nam.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị cung cấp dịch vụ tiêm chủng hiện đại, chất lượng cao, an toàn, uy tín với mức giá tiêm chủng hợp lý, luôn bình ổn, được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn trong nhiều năm qua.
VNVC sở hữu hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP tiêu chuẩn quốc tế phân phối, vận chuyển bằng hệ thống xe lạnh và các thiết bị chuyên dụng đảm bảo chất lượng vắc xin. Tại mỗi phòng tiêm, VNVC trang bị đầy đủ tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng, đảm bảo bảo quản vắc xin trong điều kiện tối ưu với nhiệt độ tiêu chuẩn ở mức 2 – 8 độ C theo yêu cầu của nhà sản xuất, cam kết mang đến cho Khách hàng 100% liều vắc xin nguyên vẹn về chất lượng, hiệu quả và an toàn đạt mức tối ưu.
Vốn là đối tác chiến lược toàn diện, chính thức của nhiều hãng vắc xin lớn trong nước và trên thế giới, VNVC được quyền đàm phán trực tiếp, đặt mua số lượng lớn vắc xin trong nhiều năm và nhập khẩu trực tiếp, chính hãng đầy đủ các loại vắc xin quan trọng, kể cả vắc xin khan hiếm và vắc xin thế hệ mới cho cả trẻ em và người lớn.
100% bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế VNVC đều có đầy đủ chứng chỉ an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế, được đào tạo kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng, kỹ năng tiêm nhẹ nhàng, êm ái, quy trình xử trí phản ứng sau tiêm được đưa vào quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo tiêm ngừa an toàn và hiệu quả tối ưu cho mỗi khách hàng.
Khi tiêm vắc xin tại VNVC, khách hàng sẽ được khám sàng lọc và tư vấn miễn phí trước tiêm bởi các bác sĩ chuyên môn. Tại phòng tiêm, VNVC khuyến khích khách hàng trở thành người cùng giám sát, quản lý chất lượng các thao tác chuyên môn và dịch vụ. Sau khi tiêm, khách hàng sẽ được theo dõi phản ứng sau tiêm sát sao và xử lý kịp thời nếu xảy ra các tình huống không mong muốn.
VNVC xây dựng tiêu chuẩn theo dõi, kiểm soát và xử lý các phản ứng sau tiêm chuyên nghiệp tại các trung tâm với thời gian 30 phút và tư vấn, hướng dẫn theo dõi tại nhà trong ít nhất 48 tiếng sau tiêm.
Đặc biệt, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc đều có Tổng đài điện thoại hỗ trợ theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm 24/7, không chỉ tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc sau tiêm của khách hàng của VNVC mà còn hỗ trợ cho tất cả người dân.
Khi đăng ký tiêm ngừa tại VNVC, mỗi khách hàng sẽ được cung cấp một mã số định danh để lưu trữ thông tin và dễ dàng tra cứu lịch sử tiêm chủng trên toàn hệ thống VNVC. Thông tin sức khỏe của khách hàng sẽ được lưu ở tất cả các cơ sở của hệ thống VNVC, dễ dàng tra cứu và phục vụ công tác tiêm ngừa. Thông qua mã định danh, khách hàng sẽ được nhắc lịch tiêm tự động và thông báo các thông tin liên quan.
VNVC đồng bộ về quy mô đầu tư, hình thức và chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng đồng nhất tại hàng trăm trung tâm hiện đại trên toàn quốc, bao gồm: không gian sảnh chờ rộng rãi, thoáng mát, nhiều phòng khám, phòng tiêm được bố trí riêng biệt, hiện đại.
VNVC có đầy đủ các thiết bị y tế cao cấp, khu vui chơi cho trẻ em đầy sắc màu được khử trùng thường xuyên, các phòng chức năng có đầy đủ các vật dụng và được bài trí riêng tư cùng nhiều tiện ích cao cấp miễn phí khác như wifi, nước sạch, khăn giấy khô/ ướt… dành riêng cho khách hàng ghé thăm và tiêm chủng vắc xin tại các trung tâm VNVC trên toàn hệ thống.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc HPV, phòng ngừa ung thư cổ tử cung, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:
- Hotline: 028 7102 6595;
- Fanpage: VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn;
- Tra cứu trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất tại đây;
- Để đặt mua vắc xin và tham khảo các sản phẩm vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn.
- Xem thêm những thông tin tiêm chủng hữu ích từ kênh Tik Tok Bác sĩ Tiêm chủng VNVC
Quý Khách hàng có thể tải VNVC Mobile App dễ dàng bằng 2 link sau:
- IOS (iPhone, iPad…): https://bit.ly/VNVC_APPSTORE
- Android (Oppo, Samsung, Sony…): https://bit.ly/VNVC_GGPLAY
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC mang cơ hội bình đẳng tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung cho cả nam, nữ và cộng đồng LGBT.
Tìm hiểu thêm về các dấu hiệu và khả năng điều trị của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung, một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, thường biểu hiện qua những dấu hiệu mà nếu nhận biết sớm có thể cải thiện đáng kể khả năng điều trị thành công. Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu và tiền ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến nhiều người không thể nhận biết bệnh. Đến khi khối u phát triển ác tính và di căn vào các mô lân cận, các dấu hiệu sẽ bắt đầu xuất hiện, bao gồm:
- Chảy máu âm đạo bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt: Chảy máu sau khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, chảy máu rỉ rả giữa các kỳ kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài hơn so với chu kỳ bình thường, chảy máu sau khi mãn kinh.
- Tiết dịch bất thường từ âm đạo: Dịch tiết có thể chứa một ít máu và có thể xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh.
- Khí hư bất thường, thường có mùi khó chịu và màu sắc khác lạ.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đau ở vùng bụng dưới, xương chậu.
- Sưng chân.
- Khó đi tiểu hoặc đi tiêu, đau khi đi tiểu.
- Có máu trong nước tiểu.
- Suy thận.
- Đau xương.
- Giảm cân và chán ăn.
- Mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do…
Khả năng điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào. Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm ở giai đoạn tiền ung thư, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể được chữa khỏi, 95% người bệnh không tái phát và sống khỏe mạnh sau 5 năm hoặc hơn.
Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, với lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Liệu pháp miễn dịch và liệu pháp trúng đích cũng đang được phát triển và áp dụng, mở ra nhiều cơ hội mới trong điều trị ung thư cổ tử cung.
Mặc dù các phương pháp điều trị hiện nay đã có những tiến bộ vượt bậc, nhưng phòng ngừa vẫn là chiến lược tối ưu nhất. Việc tiêm phòng vắc xin HPV và thực hiện khám sàng lọc định kỳ không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh từ đầu. Trong bối cảnh tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao, việc tăng cường nhận thức cộng đồng về các dấu hiệu và khả năng điều trị của ung thư cổ tử cung là một nhiệm vụ cấp thiết.
Ngược lại, khi các tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác ở giai đoạn 4, việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của người bệnh. Khi bệnh đã bước vào các giai đoạn sau, xạ trị và hóa trị là hai phương pháp điều trị phổ biến.
Tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở Việt Nam dù đang có xu hướng tăng nhưng hoàn toàn có thể giảm thiểu nếu thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như tiêm vắc xin, quan hệ tình dục an toàn, có lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư để kịp thời phát hiện và điều trị. Tỷ lệ điều trị ung thư cổ tử cung thành công càng cao khi bệnh được phát hiện ở các giai đoạn càng sớm, nâng cao tỷ lệ sống sót của người bệnh.
Tiêm HPV có tác dụng gì? 5 lợi ích bạn sẽ nhận được từ vắc xin này
HPV là virus có khả năng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, gây ra các bệnh sinh dục, ung thư, tiền ung thư, loạn…
Xem Thêm
Tiêm HPV có hiến máu được không? Sau bao lâu? Giải đáp chi tiết
Máu hiến tặng đã cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm, theo thống kê chỉ với một lần hiến máu có thể cứu…
Xem Thêm
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ là gì? Nguyên nhân, biến chứng
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới xảy ra trên nền bệnh viêm tiểu phế quản cấp đã có,…
Xem Thêm
Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Bị trễ là do nguyên nhân gì?
Mặc dù độ an toàn và hiệu quả của vắc xin phòng HPV đã được chứng minh trong hàng chục năm qua, nhưng nhiều người vẫn lo…
Xem Thêm
Varicella Zoster (virus thủy đậu) gây bệnh gì? Cách phòng ngừa
Virus Varicella Zoster là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở lần nhiễm trùng đầu tiên và gây ra bệnh zona thần kinh ở lần nhiễm…
Xem Thêm
Bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng cấp tính do sự tái hoạt động của virus thủy đậu gây ra, phổ biến ở người lớn, người từ…
Xem Thêm HPV là virus có khả năng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, gây ra các bệnh sinh dục, ung thư, tiền ung thư, loạn…
Xem Thêm Máu hiến tặng đã cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm, theo thống kê chỉ với một lần hiến máu có thể cứu…
Xem Thêm Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới xảy ra trên nền bệnh viêm tiểu phế quản cấp đã có,…
Xem Thêm Mặc dù độ an toàn và hiệu quả của vắc xin phòng HPV đã được chứng minh trong hàng chục năm qua, nhưng nhiều người vẫn lo…
Xem Thêm Virus Varicella Zoster là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở lần nhiễm trùng đầu tiên và gây ra bệnh zona thần kinh ở lần nhiễm…
Xem Thêm Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng cấp tính do sự tái hoạt động của virus thủy đậu gây ra, phổ biến ở người lớn, người từ…
Xem Thêm
FAQ
Tỷ lệ cá cược là gì?
Tỷ lệ cược được hiểu đơn giản chính là các con số biểu diễn tỷ lệ hơn thua/ thắng thua của một trận đấu hay một giải đấu nào đó. Tỷ lệ cược có thể tồn tại dưới hình thức là các con số nhưng ở nhiều dạng khác nhau: Tỷ lệ cược số thập phân.
Loại tỷ lệ cược My là gì?
Định nghĩa của tỷ lệ cược kiểu Mỹ Hiểu một cách đơn giản, tỷ lệ cược kiểu Mỹ là việc dùng các con số để tính tiền thắng thua của người chơi khi dự đoán một trận đấu hay một giải đấu nào đó. Tỷ lệ cược này được biểu hiện với dấu (+) hoặc dấu (-).
Tỷ lệ cược chấp là gì?
Cược chấp châu Á (còn gọi là cược Handicap) là một hình thức cá cược bóng đá trong đó đội được chấp theo phải thắng với cách biệt chênh lệch hơn tỷ lệ đưa ra thì người cược đội đó mới thắng cược. Hình thức cược này có nguồn gốc từ Indonesia và đã trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 21.
Tỷ lệ cược châu Á là gì?
Cược chấp châu Á (còn gọi là cược Handicap) là một hình thức cá cược bóng đá trong đó đội được chấp theo phải thắng với cách biệt chênh lệch hơn tỷ lệ đưa ra thì người cược đội đó mới thắng cược. Hình thức cược này có nguồn gốc từ Indonesia và đã trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 21.
Tỷ lệ kèo là như thế nào?
Tỷ lệ kèo bóng đá ( Tỷ lệ đặt cược, kèo nhà cái, tỷ lệ kèo nhà cái) là tỷ lệ cá cược cho các đội bóng được nhà cái đưa ra. Khi trận đấu diễn ra, người chơi dự đoán đội thắng cuộc và nhà cái sẽ đưa ra tỷ lệ cá cược gợi ý để người chơi tham khảo lựa chọn.٢٣/١١/٢٠٢٢
Kèo nhà cái - đưa ra tỷ lệ kèo, tỉ lệ cá cược bóng đá hôm nay: keonhacai 5, tỷ lệ kèo bóng đá trực tuyến chính xác nhanh nhất
Trang web này chỉ thu thập các bài viết liên quan. Để xem bản gốc, vui lòng sao chép và mở liên kết sau:Tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở Việt Nam: Trong 100 người có mấy người bị?